Từ điển giải nghĩa của hai nhân vật đặc biệtP/S: Vừa qua, Hội Mỡ làng có đưa ra phán quyết kỷ luật: khiển trách anh Lysucu và Hovanten về việc phát ngôn, đưa ra các định nghĩa không chuẩn. Hình phạt: đêm nằm các lão này không được gác chân lên đùi vợ ! Để rộng đường dư luận, xin đưa thông tin cụ thể về hai vị này và những định nghĩa mà hai vị đề cập.A.Thông tin cá nhân:
Gửi bác!
Từ điển giải nghĩa của hai nhân vật đặc biệt
Nguyễn Cảnh Nam
P/S: Vừa qua, Hội Mỡ làng có đưa ra phán quyết kỷ luật: khiển trách anh Lysucu và Hovanten về việc phát ngôn, đưa ra các định nghĩa không chuẩn. Hình phạt: đêm nằm các lão này không được gác chân lên đùi vợ ! Để rộng đường dư luận, xin đưa thông tin cụ thể về hai vị này và những định nghĩa mà hai vị đề cập.
A.Thông tin cá nhân:
-Lysucu: Đây là một loại người xưa có rất nhiều, nay thành của hiếm, thường bói không ra. Tính hơi chập cheng, thích tranh biện suốt ngày. Học hành mang tiếng giỏi nhưng thực chất rất phọt phẹt. Đã từng làm tổ phó Hội Mõ ở xóm nhưng không đắt hàng.
-Hovanten: Học lớp hai, khai lớp ba. Thành phần gia đình rất cơ bản: Bần nông lớp dưới, đã từng tham gia cải cách điền địa, có nhiều công lao trong cách mạng. Thuộc diện cơ cấu lâu dài vì làm được rất nhiều việc có ích cho xã hội.
B.Những định nghĩa của các ông:
1. “Người tài”, sách cổ viết, ấy là “nguyên khí của quốc gia”, sách mới viết, là “con ông cháu cha”. Thực tế cả hai điều này không sai khác nhau nhiều. Họ được sinh ra để bảo vệ dân tộc và chế độ. Chỉ khác nhau tí chút: Người tài ngày xưa là hun đúc tinh chất của dân tộc sinh nên, người tài ngày nay ông cha... nhấc!
2. “Chủ nghĩa xã hội” đấy là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng... Chỉ có điều, cần hiểu cho rõ: Dân chỉ một số giàu thôi, chứ không thể cả làng giàu được. Chủ yếu tầng lớp thân hữu mới giàu để bảo vệ chế độ. Nước mạnh là so với dân chỉ có hai bàn tay trắng thôi. Đừng so với hàng xóm lạ và bọn miệng nói ra gang ra thép. Xã hội công bằng là nói ở trong sách vở tại thời tương lai. Còn bây giờ đang là quá độ, hãy gắng đợi nhé!
3. “Lãnh đạo toàn diện”.
Đấy là nguyên tắc được xây dựng từ khi chế độ mới ra đời. Thực dân và phong kiến có cho chính quyền thì cách mạng cũng không lấy. Cách mạng phải cướp mới bền và mới có quyền lãnh đạo toàn diện được! Khi xưa, nói lãnh đạo toàn diện là nói chơi chứ có làm thật được đâu? Còn bây giờ nói thật, nhưng lại làm chơi. Ngẫm kỹ mà xem?!
4. “Tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên...”. Anh Chí Phèo, anh ý bảo, đây là câu nói của anh ý! Cả làng chỉ học nói theo, chứ có làm theo vậy đâu? Chỉ có anh ấy kiên trì vừa nói, vừa làm. Mới đây nghe đồn, anh ý được xét là thương binh hạng đặc biệt vì có rất nhiều công đấu tranh trong sự nghiệp cách mạng.
5. “Có làm có ăn...” Hò Văn Tèn bẩu, chúng nó phịa. Tôi làm mửa mật có được ăn gì đâu! Thằng ở bển, không làm gì mà ăn suốt ngày. Tôi sẽ yêu cầu cấp trên thực hiện đúng quy trình! Nghe báo trên có phán xuống: Biết rồi, đang họp để quyết là đúng quy trình đấy. Cái gì sai là do lỗi của cậu đánh máy!
6. “Tiên học lễ, hậu học văn”. Làng cứ hay chê bôi mệnh đề này. Thực ra nói như vậy rất đúng. Đầu tiên không học lễ lạt, đói nhăn răng à! Cứ chữ nghĩa “vớ vẩn” là chết đói đấy! Sau học lễ lạt là văn hóa phong bì. Thế gọi là học kết hợp với hành đấy. Trước sau biện chứng rất chặt chẽ. Không ra được người, cũng dứt khoát thành ...ngợm!
7. “Ý Đ. ruột dân” - Đây là hai bộ phận rất khăng khít với nhau của cùng trong một cơ thể: đầu và bụng ấy mà. Anh Chí Phèo láo, cứ xỏ xiên: đầu thích ăn lòng là vô ý thức sẽ bị đi ỉa chảy đấy. Cứ bụng cứ rốn mà làm là xuống hố cả nút ,
8. “Trinh thám An Nam” - Theo giáo sư Hovanten thì khái niệm này trước cách mạng không có, vì “Cò Cẩm” toàn người Tây, sau cách mạng thì đây là đội ngũ cán bộ “vừa hồng vừa chuyên”. “Hồng là rất bôn và chuyên là rất mẫn cán”. Trước đây, gia đình chắc chắn ba đời cầm cày để bảo đảm kiên trì đánh người giàu, bảo vệ người nghèo. Sau này, khi cách mạng toàn thắng và vững mạnh thì tiêu chuẩn có khác, phải ba đời quan chức văn phòng giàu có để đánh lũ người nghèo nhăng nhố.
9. “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, đấy là nhà nước có pháp luật XHCN, tức người dân làm chủ, nộp hết tài sản cho lãnh đạo giữ giúp. Còn lãnh đạo thì luôn là đầy tớ cho dân, phải lo giữ của cải cho dân kẻo mất thì mang tiếng. Luôn có tinh thần trách nhiệm chưa tương xứng với tín nhiệm của dân. Phải làm đủ nhiều nhiệm kỳ để phục vụ nhân dân hết mình!
10.“Nhà khoa học”, đây là một dạng con rất giống hình người từ sao Hỏa xuống, đầu nhỏ mắt to. Nhìn đời bao giờ cũng mắt tròn, mắt dẹt, rất sợ bị xe cán khi đi qua đường. Sau một thời gian xuống trần gian, biến thái thành một kỳ nhân dị biệt: không còn là học gia nữa mà trở thành học giả.
11. “Cử nhân”, ngày xưa nói “Cụ Cử” là cả làng khiếp sợ vì chữ nho rất nhiều, toàn chữ tượng hình loằng ngoằng tới mức hầu như mọi người không hiểu, nên đành kính phục. Còn ngày nay, nói tới anh cử, cả làng tinh queo, xem như thằng “bốc đất” đầu ngõ. Chữ nghĩa trong đầu rất rõ, a b c rõ ràng đến mức ai cũng hiểu, chỉ một thằng tuyển việc không hiểu. Mức độ kính phục gần bằng zero!
12. “Quan chức”
Đây là loại người rất đặc biệt được phân thành năm loại khác nhau:
- Loại một: Được dựng lên để thờ. Đồ cúng nên không ăn, không nói, không chơi, chỉ được treo ảnh, gọi là quan khốn đốn.
- Loại hai: làm vì nước vì dân, làm trầy vi, trượt vẩy mà dân vẫn kêu, vẫn kiện, gọi là quan khốn khổ.
- Loại ba: đầu chày đít thớt làm bia đỡ đạn cho cả làng, gọi là quan khốn thân.
- Loại bốn: cường hào mới, không làm gì nhiều, chỉ giỏi lượm mà vừa được ăn vừa được nói lại có nhiều gói đưa về nhà, gọi là quan khốn nạn.
- Loại năm; cũng tích cực lo việc cho dân nước. Sau thấy nhiều thằng trục lợi quá, cũng léng phéng làm một tý, nên khốn khổ và sứt đầu mẻ trán, gọi là quan khốn linh tinh.
13.“Hiền tài”, loại người này tinh vi hơn “người tài” ( đã có định nghĩa) vì ngoài tài còn hiền nữa. Giải nghĩa hiện đại, Hovanten nói đó là Đụt. Chí Phèo bẩu đó là Ngẩn! Còn dân đen thâm thúy hơn: Vừa Đụt, vừa Ngẩn, lại vừa linh tinh. Tuy vậy, đây cũng là loại người có năng lực bảo vệ cơ chế . Kẻ yếu trong những số người này cũng được lựa chọn để làm hoa lá cành!
17. “Trách nhiệm công dân”, các nhà khoa học Việt Nam đang tranh luận gay gắt vì khái niệm trách nhiệm và khái niệm công dân không gắn gì với nhau ở xứ này. Áng chừng, đối với dân trên thì quyền lợi, đối với dân dưới thì nghĩa vụ. Đối với nhóm thân hữu thì muốn gì, được nấy. Còn đối với quần chúng nhân dân thì, ráng chịu đầy mình. Đang dự định đi đến thỏa hiệp chung, sẽ đọc là “dân có trách nhiệm công”. Riêng anh Chí Phèo nói theo kiểu dân dã, đó là “Cha chung không ai khóc”.
18. “Chí Phèo”
Đây là đồng môn đồng nghiệp với Hovanten, thành phần rất cơ bản, luôn trung kiên với giai cấp của mình. Là thành viên tích cực của chính quyền trong mọi công việc không cần bảo đảm an ninh trật tự xã hội. Là thương binh hạng đặc biệt, đang được đề xuất tặng Huân chương “Thành đồng tổ quốc”
19.“Thị Nở”.
Là phụ nữ ba đảm đang gương mẫu, luôn đi đầu trong các công việc không được giao. Nghe đồn sẽ đẻ ra một Thần Gióng nữa cho đất nước. Lũ xâm lược hãy liệu hồn!
20. “Học sinh giỏi”, ngày xưa đấy là học sinh đặc biệt, cả trường chỉ có một vài em và là mẫu hình cho mọi học sinh khác (không chỉ ở trong một trường) noi theo. Hiện tại, học sinh trong các nhà trường đều là học sinh giỏi. Phấn đấu để trở thành học sinh không giỏi hơi bị khó. Cần phải có cá tính trung thực, thẳng thắn không biết xu nịnh và bạn bè yêu mến, phong làm thần tượng lề trái.
21. “Dô Dô”, đây là loại ngôn ngữ của động vật bậc cao, biểu hiện tâm lý đang phê giống như tiếng “ư ử” của chó khi được chủ âu yếm, hay “tục tục” của anh gà trống đang gạ gẫm chị gà mái. Khi chúng đang phê, mọi thứ đều nhỏ như con thỏ, chỉ có chúng là nhất!