Tôi đọc những bài gọi là “thơ” trên báo mạng Văn nghệ bộ mới, số 1, ngày 12 – 12 - 6 – 2021,( trừ mấy bài của Lâm Huy Nhuận viết theo thể thơ lục bát, có bài lặp tứ cũ) thật sự nó là những bài “Vô lối” - một loại viết nở rộ từ khi Hội Nhà văn Việt Nam trao giải cho tập “Sự mất ngủ của lửa” của Nguyễn Quang Thiều năm 1993 - một tập viết yếu kém toàn diện phản thi ca và sau đó 30 chục năm liên tiếp trao giải cho những tập phi thơ ca khác! Đến hôm nay báo Văn nghệ của Hội danh nhân đổi mới đưa loại viết “vô lối” như khẳng định tiêu chí và quan niệm thơ của mình.
tải xuống
Vô lối phá thi ca! (Trên Văn nghệ bộ mới – Số 1 – 6/ 2021) Đỗ Hoàng Tôi đọc những bài gọi là “thơ” trên báo mạng Văn nghệ bộ mới, số 1, ngày 12 – 12 - 6 – 2021,( trừ mấy bài của Lâm Huy Nhuận viết theo thể thơ lục bát, có bài lặp tứ cũ) thật sự nó là những bài “Vô lối” - một loại viết nở rộ từ khi Hội Nhà văn Việt Nam trao giải cho tập “Sự mất ngủ của lửa” của Nguyễn Quang Thiều năm 1993 - một tập viết yếu kém toàn diện phản thi ca và sau đó 30 chục năm liên tiếp trao giải cho những tập phi thơ ca khác! Đến hôm nay báo Văn nghệ của Hội danh nhân đổi mới đưa loại viết “vô lối” như khẳng định tiêu chí và quan niệm thơ của mình. Vô lối là loại viết thấp kém của một số cây viết hết sức yếu kém tiếng Việt, yếu kém thi pháp, ngu độn nhưng ma mãnh; lấy gian manh, láu cá, mẹo vặt, tiểu xảo thay cho thông mính , trí tệ…; ồn ào, sáo rỗng, đại ngôn, ba hoa chích chòe, làm duyên làm dáng không phải lối….nói chung là loại vi rút co ro na 19 phá hoại nền văn chương Việt. (Xem “ Vô lối phản lại thơ ca”; “Đám vô lối phá nát văn chương”. Những bài “vô lối” trong Văn nghê đổi mới số 1 đều như thế. Nó chẳng những không mới mà còn quá cổ lổ sỉ! Tác giả Ly Hoàng Ly khoảng chục năm trước có tập vô lối Ly Ly, được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải nhưng từ chối không nhận thưởng. Tập sách không ai đọc nổi (!). Tôi đọc một trang, tác giả kể đủ 31 ngày từ ngày 1 đến ngày 31 kín trang in mà không nói được điều gì, thế là vứt sách, không đọc nữa. Nay đọc mấy bài trên báo Văn nghệ bộ mới cũng không muốn đọc nhưng vì phải viết để cho bạn đọc biết là đừng đọc những thứ “vô lối” ba láp này của nhiều tác giả được in trên báo. Bài: Hồ (Viết liền văn xuôi) “Em chủ động, manh mẽ như mặt hồ nước. Mặt hồ khẻ xao động, đá cuội chìm xuống đáy. Mặt hồ lại phẳng lặng. Vứt đá táng xuống hồ nước, mặt hồ tóe sóng! Đá tảng chìm xuống đáy. Mặt hồ lại phẳng lặng. Vứt bao nhiêu đá cuối, đá tảng xuống. Lòng hồ đón nhận hết. Nước mở lối. Không ai thấy nước rách, không ai thấy nước chảy máu. Mưa bão cỡ nào, xáo trộn đến đâu, lại tĩnh như gương, rạng rỡ mịn màng . Soi bóng cây la đà , in bóng cây bềnh bồng. Sắc trời long lanh long lanh. Làn trong vắt véo von chim. Ngân nga lâng lâng gió. Em thu động, yếu đuối như mặt hồ! Mọi đá nhỏ, đá to vứt xuống, nước mằn im không chống cự. Cho đến khi đá ngập, cho đến khi đá lấp. Mặt hồ không bao giờ kêu than; mặt hồ bao giờ cũng đón - nhận từng sợi lặng lẽ rút kiệt vào đá sỏi. Không màng thân xác, không màng hiện hữu. Người ta kể bãi đá rộng lớn này khi xưa hình như từng có mảnh gương con soi đất trời, trong suốt, lung linh.. Gương đã tan. Hồ đã chìm. Nhìn kia : bãi đá đẹp quá! Phải không?”
Dịch ra thơ Việt: HỒ NƯỚC Em chủ động, vô cùng mạnh mẽ Như mặt hồ chỉ khẻ động xao Đáy sâu đá cuội lặn vào Mặt hồ lại vẫn thanh tao lặng tờ Đá tảng vứt tiếp bờ ngấn nước Mặt gương trong tóe bước đá chìm Lặn sâu dưới đáy im lìm Mặt hồ êm lặng bóng hình thinh không Bao nhiêu đá nối vòng vứt xuống Lòng hồ xa rộng lượng nhận thêm Nước lành mở lối xuống lên Mà không máu chảy vẫn liền thịt da Mưa bão gió trộn qua đảo lại Vẫn mịn màng tĩnh tại làn hương La đà cây, bồng bềnh vương Long lánh trời sắc ánh hường chim ca Long lanh gió, ngân nga reo thổi Em thất cơ yếu đuối mặt hồ Vứt bao đá nhỏ, đá to Nước nằm im lặng chẳng lo chống chèo. Cho đến lúc ngập vèo đá lấp Mặt hồ kia không ngáp, không than Bao giờ đón nhận sẵn sàng Vào trong đá sỏi lẹ làng hụt hơi! Thân xác dẫu tả tơi chẳng tiếc Chẳng màng chi bữa tiệc hữu hình Kể rằng: “Bãi đá rộng rinh Như gương soi suốt được hình trời xanh Soi đất trời long lanh trong suốt Nhưng đã tan mộng ước hồ chìm Nhìn kia bãi đá đẹp xinh Phải không ? Quá đúng đúng mắt nhìn của ta !
Hà Nội 8h 47 phút ngày 4 – 7 - 2021
Viết lảm nhảm như một gái dại quẩn trí, nói lung tung lang tang. Văn xuôi cũng không ra văn xuôi. Cái này ai gọi là thơ (!) Câu này “Làn trong vắt véo von chim”, “Ngân nga lâng lâng gió. Em thu động, yếu đuối như mặt hồ!”… có phải Xúy Vân bị dại không? . Tử sinh là hơi thở. Khi nhớ tới đâu là quên tới đó.. Là khi chạm đến tậ cùng sự buông bỏ KÝ ỨC (Viết liền văn xuôi) Khi viết tới đâu đốt hết những gì vừa viết tới đó. Là khi ta chạm đến tận cùng sự buông bỏ. Tro tàn là sách. Khi dựng xong tác phẩm nào là quăng sọt rác tác phẩm đó là khi chạm đến tận cùng của sự buông bỏ. Sọt rác là bảo tàng. Khi sự sống tới đâu, chết tới đó, chết tới đâu sống tới đó, là khi chạm đến tận cùng của buông bỏ. Tử sinh là hơi thở. Khi nhớ tới đâu quên tới đó là khi chạm đến tận cùng của sự buông bỏ. Ký ức là không khí, chẳng nhớ cũng chẳng quên không khí. Ký ức là không khí. Ký ức là không khí. Ký ức là không khí. Còn bài BÓNG, BUỒN, THỞ DÀI và vô lối của Văn Giá, Hoàng Thụy Anh cũng buồn nôn, lộn mửa lây, không muốn dịch nữa! (Đỗ Hoàng) Hà Nội ngày 4 tháng 7 năm 202 Đ - H