Đường luật thành công

Thứ năm - 11/08/2022 10:07
Đỗ Hoàng
Bài thơ thành công thể hiện tài năng, tầm vóc của Nhà thơ! Bài thơ Đường luật thành công càng thể hiện rõ hơn tài năng, tầm vóc của Nhà thơ. Vì sao vậy? Vì Đường thi, Đường luật cấu tạo chặt chẽ như điện tử Kim cương, nó là ngọc dạ quang chiết suất ánh sáng soi được muôn vật! Còn các thể thơ khác kết cấu lỏng lẻo, nếu không có tứ thì như than chì hoặc nước bùn bẩn! Đường thi là tinh hoa thơ Trung Quốc. Làm nên nó có người Bách Việt miền Hoa Hạ.
Đường luật thành công
Đường luật thành công
Đỗ Hoàng
Bài thơ thành công thể hiện tài năng, tầm vóc của Nhà thơ! Bài thơ Đường luật thành công càng thể hiện rõ hơn tài năng, tầm vóc của Nhà thơ. Vì sao vậy? Vì Đường thi, Đường luật cấu tạo chặt chẽ như điện tử Kim cương, nó là ngọc dạ quang chiết suất ánh sáng soi được muôn vật! Còn các thể thơ khác kết cấu lỏng lẻo, nếu không có tứ thì như than chì hoặc nước bùn bẩn! Đường thi là tinh hoa thơ Trung Quốc. Làm nên nó có người Bách Việt miền Hoa Hạ. Người Hán chỉ có thâm hiểm và đánh nhau! Đường luật học theo Đường thi không có gì tự ti nôm na mách qué cả.
Cổ nhân nói: “短詩最好破 - Đoản thi tối hảo phá – Thơ ngắn tuyệt hay!
Thơ Đường luật là vậy! Không hiểu sao miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1976 đến nay (2022) không để ý gì đến thơ Đường luật. Trong khi đó từ dân thường đến các lãnh tụ Cách mạng đều làm thơ Đường luật. Ngay Hồ Chí Minh nhiều năm đứng đầu nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có tập thơ Đường luật Ngục Trung nhật ký viết bằng chữ Hán và nhiều bài Đường luật viết bằng chữ Việt tuyệt hay!
Hoàng Văn Thụ
NHẮN BẠN
Việc nước xưa nay có bại thành
Miễn sao giữ trọn được thanh danh
Phục thù chí lớn không hề nản!
Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành
Thân dẫu lao tù lâm cảnh hiểm
Chí còn theo dõi buổi tung hoành
Bạn hỡi gần xa hăng chiến đấu
Trước sau xin giữ tấm lòng thành
Hồ Chí Minh
CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà!
Vũ Hoàng Chương
黃鶴樓
崔顥
黃鶴樓
昔人已乘黃鶴去,
此地空餘黃鶴樓。
黃鶴一去不復返,
白雲千載空悠悠。
晴川歷歷漢陽樹,
芳草萋萋鸚鵡洲。
日暮鄉關何處是,
煙波江上使人愁
Phiên âm
Hoàng Hạc Lâu
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
Dịch nghĩa
Lầu Hoàng Hạc
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,
Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc
Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại
Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không
Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi
Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?
Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến buồn lòng người!
Vũ Hoàng Chương dịch thơ:
LẦU HOÀNG HẠC
Xưa cánh hạc bay vút bóng người
Nay lầu Hoàng Hạc chút thơm rơi.
Vàng tung cánh hạc bay bay mãi,
Trắng một màu mây vạn vạn đời!
Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu,
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi!
Gần xa chiều xuống đâu quê quán?
Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi!
V - H – Ch
Tố Hữu
TIỄN ĐƯA
Tặng bạn thơ Th
Đưa tiễn anh đi mấy dặm đường
Nặng tình đồng chí lại đồng hương!
Đã hay đâu cũng say tiền tuyến
Mà vẫn bâng khuâng mộng chiến trường!
Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ
Hơn nghìn trang giấy luận văn chương
Đi đi, non nước chờ anh đó!
Tiền tuyến cần thêm? Có hậu phương…
(9-1964)
Nguyễn Bính
ĐÙA BẠN
Bẫy chim nghề ấy sướng bằng tiên
Rán chén thì ngon, bán được tiền
Đỏ có chào mào, nâu sáo sậu
Lớn thì khà khiếu, bé vành khuyên
Quăng bút đã chạy làng nghệ,
Thì xách lồng theo lũ thiếu niên
Bác với loài chim thù bất cộng
Mà sao tên bác lại tên Quyên?
(còn nữa)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay2,737
  • Tháng hiện tại21,793
  • Tổng lượt truy cập9,395,960
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây