Dịcn sang thơ Việt: ,,Dịch thơ tiếng mẹ đẻ ra thơ tiếng mẹ đẻ là nỗi đau bậc nhất của nhân loại trong sáng tạo thơ ca,, ,Nhà thơ Triệu Lam Châu,
CÕI LẶNG
Cõi lặng, anh soi thật mình Nỗi buồn trong sạch, trắng trinh giữa trời. Cõi lặng, không tiếng nào rơi, Tiếng tim anh đập muôn đời nào yên!
Dịcn sang thơ Việt: ,,Dịch thơ tiếng mẹ đẻ ra thơ tiếng mẹ đẻ là nỗi đau bậc nhất của nhân loại trong sáng tạo thơ ca,, ,Nhà thơ Triệu Lam Châu,
CÕI LẶNG
Cõi lặng, anh soi thật mình Nỗi buồn trong sạch, trắng trinh giữa trời.
Cõi lặng, không tiếng nào rơi, Tiếng tim anh đập muôn đời nào yên!
Yêu người tha thiết, thiêng liêng, Nguyện cùng sống chết, đảo điên vì người!
Cõi lặng, ghềnh thác vượt rồi, Đến miền trong sạch, tuyệt vời xanh trong!
Đỗ Hoàng dịch
Hà Nội ngày 29 -1 – 2012 Nguyễn Khoa Điềm
Nguyên bản
ANH ĐỢI (*)
Đến sớm một ngày Vượt trước thôi đường Cao hơn thói thường Anh đợi
Đánh đổ một đời Cuối đất cùng trời Anh đợi
Anh tìm em Từ cõi hư vô Đến phiên chợ trời Âm dương xanh thẳm Thương nhớ bồi hồi Anh đợi
Vứt hết sách vở Hai tay bụi trần Núi cao anh trèo Sông sâu anh lội Anh đi tìm em Mây chiều bạc tóc Thương nhớ lao lung Một thời trận mạc Một thời cấy trồng Anh là hạt thóc Em là cánh đồng Gieo bao thương nhớ Vẫn còn mênh mông
Còn chăng điều tốt Trong cuộc đời này? Còn bao nông mặn Em dành hai ta? Ngàn năm, trăm năm Anh mong, anh đợi Một ngày xuôi tay Đường xa để lại Anh còn ngoái lại Những lời hôm qua: Anh đợi! Ngày 27 – 9 -2006
Nhà thơ Vũ Quần Phương có bài Đợi “Anh đứng một giờ Đất lạ thành quen” Một sự phát giác từ hiện thực, rất hay, ai cũng biết nhưng không ai nói được. Bài Anh đợi của Nguyễn Khoa Điềm vô duyên hết chỗ nói. Nó vừa quê, vừa cổ lỗ sỉ, không có phát hiện gì mới, lại dưới cả vè thì đọc giả làm sao chấp nhập được?
Đỗ Hoàng Tạm dịch qua vè truyền thống người Việt:
VÈ ANH ĐỢI
Vè vẻ, vè ve Nghe vè anh đợi. Đến sớm một ngày Không thì trời tối. Vượt trước thôi đường Cao hơn thói thường Anh chờ, anh đợi
Anh tìm, tìm em Từ cõi hư vô Đến phiên chợ trời Âm dương sáng tối Thương nhớ bồi hồi Anh chờ, anh đợi.
Vở sách trôi nổi Hai tay bụi trần Núi cao anh lần Sông sâu anh lội Anh đi tìm em Mây chiều tóc rối Thương nhớ lao lung Chiến trường lạc lối Một thời cấy trồng Anh hạt thóc thối Em là cánh đồng Gieo bao thương nhớ Vẫn còn mênh mông!
Còn chăng điều tốt, Trong cuốc đời này? Còn bao nồng mặn Dành ta, ai hay? Ngàn năm, ngàn năm Anh mong, anh đợi Một ngày xuôi tay. Đường xa để lại Anh ngoái lần này, Những lời hôm qua! Vẫn còn chói lọi! Hà Nội ngày 29 – 1 - 2012
Ngyễn Khoa Điềm
Nguyên bản:
NGỒI VỚI CÂY LONG NÃO NHÀ BẠN
Ngồi với tôi mỏi mê Anh quay vào bếp Xong nồi lục đục Mỗi âm thanh dễ nhận ra Củi – diêm - nước mắm Và những gì gian khó Không âm thanh
Tôi một mình Một nình với cây long não Cây long não già mà lá trẻ Như ta giữa cuộc đời này Cây long não lặng im Cây long não trịu trần Năm tháng bên nhau Nhận lấy phấn bụi bặm Trả ta hương lành Và một chút gì sâu xa Không rõ nữa nữa
Bây giờ cây tiếp chuyện tôi Gác một chân lên hè phố Chúng tôi nói về anh Những trang chứa biết đến của một người cầm bút...
Bên cầu Phủ Cam, tháng 5 năm 1982
Đỗ Hoàng dịch:
VỚI BẠN
Ngồi với tôi mải mê Anh lại quay vào bếp Tiếng song nồi, nhôm thép Âm thanh dễ nhận ra
Nước mắm, muối, diêm, cà... Vì những gì gian khó Chắng có một âm thanh!
Còn tôi chỉ một mình Một mình với long não Long não già lá trẻ Như ta cuộc đời này. Cây long não lặng im Một thân hình trần trụi Năm tháng ta bên nhau Nhận lấy phần bậm bụi Trả cho ta hương lành Chút sâu xa vời vợi Mà không còn rõ nữa.
Bây giờ cây tiếp tôi Gác chân lên hè phố Chúng tôi nói về anh Trang sách còn viết dở!...
Hà Nội ngày 29- 1 – 2012 Nhà thơ Đỗ Hoàng
Nguyễn Khoa Điềm Nguyên bản:
HOA QUỲ VÀNG
Thông đã mọc nghìn năm Thành phố trăm năm Anh đến một ngaỲ Đà Lạt trẻ Mà anh thì quá tuổi Hoa quỳ vàng Lặng im bên cửa
Hoa quỳ vàng Ái ngại Nở chờ anh
Đã sang thu? Là hạ? Vẫn là đông? Không cao thấp Sao chập chùng
Ẩn hiện Hoa quỳ vàng Nghiêng nghiêng Cánh mỏng Hồn cao nguyên Nương náu đến bao dung
Em thanh xuân Anh quá đỗi Ngại ngùng với sương gió Đượm buồm từng tấc cỏ Đà Lạt Anh có gì Để nhớ Sao âm thầm lưu luyến Tôi muôn xưa
Hoa quỳ vàng Em chợt đến Sau mưa Để chợt héo Trước ngày đông Tháng giá Anh chợt đến Và chợt về Xa lạ Chợt trăm năm Một khoảnh khắc Giao mùa Hoa quỳ vàng Hoa quỳ nở Như mưa. Ngày 22 .1. 1993
Nhận xét: Một ông trên 70 tuổi mang danh nhà thơ, giữ trọng trách quốc gia mà viết như thế này thì hoạ là điên loạn.
Dịch dễ hiểu:
HOA QUỲ VÀNG
Thông đã nghìn năm Phố thị trăm năm Anh đến một ngày Ơi! Đà Lạt trẻ. Anh thì quá thể Mà hoa quỳ vàng Lặng im bên cửa Là hoa quỳ vàng Chút gì ái ngại Nở chờ anh sang!
Là đã tới thu? Hay là đang hạ? Hay vẫn là đông Mịt mùng sương giá. Không cao, không thấp Mà sao vẫn chập chùng!
Mờ mờ ẩn hiện Ơi, hoa quỳ vàng Nghiêng nghiêng cánh mỏng Hớp hồm cao nguyên Chút gì nương náu Bao dung nhân duyên!
Em mãi thanh xuân Anh thì quá đỗi Ngại ngùng sương núi Tấc có đượm buồm Đà Lạt tơ vương.
Anh có gì nhớ Mà sao âm thầm Mà sao lưu luyến Tới buồn muôn xưa!