Đại tướng 大将 |
|
---|---|
![]() Cầu vai đại tướng Trung Quốc |
|
Quốc gia | ![]() |
Thuộc | ![]() |
Hạng | 4 sao |
Hình thành | 1955 |
Bãi bỏ | 1965 |
Hàm trên | Nguyên soái (đã bãi bỏ) |
Hàm dưới | Thượng tướng |
Tương đương | Nhất cấp Thượng tướng (đã bãi bỏ) |
Đại tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (tiếng Trung: 中国人民解放军大将), còn gọi là Thập đại tướng quân (十大将军) là 10 tướng lĩnh cao cấp đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thụ phong cấp bậc Đại tướng, theo thứ tự là:Túc Dụ, Từ Hải Đông, Hoàng Khắc Thành, Trần Canh, Đàm Chính, Tiêu Kính Quang, Trương Vân Dật, La Thụy Khanh, Vương Thụ Thanh, Hứa Quang Đạt. Được thành lập năm 1955, quân hàm Đại tướng là cấp bậc quân sự thứ 2 sau cấp bậc Nguyên soái trên cấp Thượng tướng, được trao cho 10 lãnh đạo quân sự xuất chúng của Quân Giải phóng Nhân dân đã tham gia Cải cách ruộng đất, Chiến tranh Trung-Nhật, Quốc-Cộng nội chiến lần thứ hai. Tuy nhiên, chỉ sau đó 10 năm, Cách mạng Văn hóa bùng nổ, chế độ quân hàm Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bị bãi bỏ, nhiều tướng lĩnh cao cấp bị thanh trừng và bức hại. Năm 1988, hệ thống quân hàm được khôi phục, bấy giờ chỉ còn là 2 tướng lĩnh cấp Đại tướng còn sống, nhưng mang quân hàm mới với danh xưng Nhất cấp Thượng tướng (一级上将). Tuy nhiên, từ đó trở đi, không có quân nhân nào được phong quân hàm này cho tới khi bị bãi bỏ hoàn toàn năm 1994. Hiện tại, cấp bậc Thượng tướng là cấp bậc cao cấp nhất của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Vào ngày 27 tháng 9 năm 1955, tại cuộc họp lần thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ nhất thông qua nghị quyết cấp quân hàm Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Chu Ân Lai, Thủ tướng Quốc vụ viện, đã ra lệnh thụ phong 10 đại tướng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Chiếu theo quy định quân hàm, có 10 đại tướng, trong đo có 7 đại tướng chung, 1 Đô đốc/ Hải quân Đại tướng (Tiêu Kính Quang), 1 Công an Đại tướng (La Thụy Khanh), 1 Thiết giáp Đại tướng (Hứa Quang Đạt). Sau khi hệ thống quân hàm của lực lượng công an bị bãi bỏ và nhập vào hệ thống quân hàm Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc năm 1957, còn 8 đại tướng chung, 1 Đại tướng Hải quân, và 1 Thiết giáp Đại tướng. Mặc dù Không quân có Đại tướng Không quân, nhưng không ai được thụ phong Đại tướng Không quân.
Mỗi tướng được vinh danh với Huân chương Bát Nhất hạng nhất, Huân chương Tự do hạng nhất và Huân chương Giải phóng hạng nhất.
Trong kế hoạch sơ bộ để thụ phong các cấp bậc quân sự cao cấp, Mao Trạch Đông được thụ phong là Đại Nguyên soái. Ngoài 10 nguyên soái và 10 đại tướng được thụ phong, các nhân vật sau đây cũng được đánh giá là nguyên soái Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, được đánh giá là đại tướng Lý Tiên Niệm, Đàm Chấn Lâm, Đặng Tử Khôi, Trương Đỉnh Thừa.
Thứ tự | Họ tên | Chân dung | Chức vụ khi được thụ phong | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
1 | Túc Dụ (1907-1984) 粟裕 |
![]() |
Tổng Tham mưu trưởng | |
2 | Từ Hải Đông (1900-1970) 徐海东 |
![]() |
Nguyên Ủy viên Ủy ban Quân sự Cách mạng Chính phủ Nhân dân Trung ương | |
3 | Hoàng Khắc Thành (1902-1986) 黄克诚 |
![]() |
Tổng Thư ký Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Chính ủy kiêm Bộ trưởng Tộng bộ Hậu cần |
|
4 | Trần Canh (1903-1961) 陈赓 |
![]() |
Phó Tổng Tham mưu trưởng Chính ủy kiêm Viện trưởng Học viện Công trình Quân sự |
|
5 | Đàm Chính (1906-1988) 谭政 |
![]() |
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phó Chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị |
|
6 | Tiêu Kình Quang (1903-1989) 萧劲光 |
![]() |
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tư lệnh Hải quân |
|
7 | Trương Vân Dật (1892-1974) 张云逸 |
![]() |
Nguyên Ủy viên Ủy ban Quân sự Cách mạng Chính phủ Nhân dân Trung ương | |
8 | La Thụy Khanh (1906-1978) 罗瑞卿 |
![]() |
Bộ trưởng Bộ Công an Chính ủy kiêm Tư lệnh lực lượng Công an |
|
9 | Vương Thụ Thanh (1905-1974) 王树声 |
![]() |
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Bộ trưởng Tổng bộ Quân giới |
|
10 | Hứa Quang Đạt (1908-1969) 许光达 |
![]() |
Tư lệnh Lực lượng Thiết giáp |
Lưu Á Châu | |
---|---|
刘亚洲 | |
Chính ủy Đại học Quốc phòng Trung Quốc | |
Nhiệm kỳ Tháng 12 năm 2009 – Tháng 1 năm 2017 |
|
Tiền nhiệm | Đồng Thế Bình |
Kế nhiệm | Ngô Kiệt Minh |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 19 tháng 10, 1952 (68 tuổi) Phụng Hóa, Chiết Giang, Trung Quốc |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Trung Quốc |
Phục vụ trong quân đội | |
Thuộc | ![]() |
Phục vụ | Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc |
Cấp bậc | Thượng tướng Không quân |
Chỉ huy | Chính ủy, Đại học Quốc phòng Trung Quốc (2009—2017) |
Lưu Á Châu (tiếng Trung: 刘亚洲; sinh 1952) là Thượng tướng Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF), nguyên Phó Chính ủy Không quân Trung Quốc; nguyên Chính ủy Đại học Quốc phòng Trung Quốc, từng là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học. Các bài viết của ông ngôn từ mạnh dạn, quan điểm mới mẻ (nhất là quan điểm đối với Mỹ), lập luận sắc bén của ông được dư luận rất quan tâ
Lưu Á Châu sinh ngày 19 tháng 10 năm 1952 tại Phụng Hóa, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Tham gia quân đội năm 16 tuổi, Lưu lần lượt giữ chức vụ phó tiểu đội trưởng, tiểu đội trưởng, trung đội trưởng. Năm 44 tuổi được thăng chức thiếu tướng không quân, bước vào hàng ngũ tướng lĩnh cấp cao của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). Năm 45 tuổi giữ chức Chủ nhiệm Cục chính trị không quân quân khu Bắc Kinh. Năm 50 tuổi là Chính ủy không quân, quân khu Thành Đô. Năm 51 tuổi là Phó Chính ủy không quân kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật quân ủy, và được thăng Trung tướng. Tháng 7 năm 2012, được thăng Thượng tướng.
Hiện nay, tướng Lưu Á Châu giữ chức Chính ủy của Đại học Quốc phòng Trung Quốc (Đại học Quốc phòng là trường quân sự cao nhất của Trung Quốc, trực thuộc sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, là cấp đại quân khu; hiệu trưởng, chính ủy của trường này đều thuộc những chức vụ chính của đại quân khu).[1]
Tướng Lưu là con rể cố Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm.[2]
“ | Khi đó, có người nói: chúng ta đánh nhau với người Việt Nam, hiện nay, những người hy sinh là liệt sĩ, sau khi quan hệ hai nước trở lại tốt đẹp, họ sẽ là gì? Tôi trả lời: "Vẫn là liệt sĩ!". Vì sao? Chúng ta phải nhìn nhận cuộc chiến này từ góc độ chính trị. Ý nghĩa của cuộc chiến này nằm bên ngoài cuộc chiến. Cuộc chiến này của đồng chí Đặng Tiểu Bình là đánh để hai người xem, một là Đảng Cộng sản Trung Quốc, hai là người Mỹ... Về chính trị, cuộc chiến này không thể không đánh. Vì sao? Sau khi Đặng Tiểu Bình trở lại nắm quyền, chương trình cải cách mở cửa của Trung Quốc đã được ông vạch sẵn, muốn thực hiện chương trình này phải xác lập quyền lực tuyệt đối trong nội bộ Đảng. Phải đánh một trận... Muốn cải cách phải có quyền lực. Biện pháp xác định quyền lực nhanh nhất là gây chiến tranh... Quân Giải phóng ào ạt vượt qua biên giới vào ngày 17/2. Thứ hai là người Mỹ, ý nghĩa của việc này cũng rất lớn. | ” |
— Lưu Á Châu [3] |
“ | Liên Xô cũng tan rã. 10 năm trước đó, Đặng Tiểu Bình đã nhận ra vấn đề này, dùng chiến tranh để vạch rõ ranh giới với các nước xã hội chủ nghĩa. Đặng Tiểu Bình, thật là một kỳ tài! Vừa rồi, tôi nói gây ra cuộc chiến tranh này vì người Mỹ, chính là trả hận cho người Mỹ. Có bằng chứng không? Có đấy. Ngày hôm trước rời Nhà Trắng thì ngày hôm sau, Đặng Tiểu Bình bắt đầu đánh Việt Nam. Vì sao có thể giúp Mỹ hả giận? Bởi vì, người Mỹ vừa tháo chạy nhục nhã khỏi Việt Nam. Chúng ta sao lại giúp người Mỹ hả giận? Thực ra không phải vì Mỹ, mà là vì chúng ta, vì cải cách mở cửa. Trung Quốc không thể cải cách mở cửa mà không có viện trợ của các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ. Nhờ cuộc chiến này, Mỹ đã ồ ạt viện trợ kinh tế, kỹ thuật, khoa học kỹ thuật và cả viện trợ quân sự, tiền vốn cho Trung Quốc... Cuộc chiến này đem lại cho Trung Quốc những gì? Đó là một lượng lớn thời gian, tiền bạc và kỹ thuật. Nhờ những yếu tố này, Trung Quốc tiếp tục đứng vững sau khi Liên Xô sụp đổ. Đây là thành công vĩ đại. Thậm chí có thể nói, bước đi đầu tiên của cải cách mở cửa Trung Quốc chính là từ cuộc chiến tranh này. | ” |
— Lưu Á Châu [3] |
|url lưu trữ=
(trợ giúp). TUANVIETNAM.NET. 30 tháng 8 năm 2010-tuong-luu-a-chau-ban-ve-van-hoa-trung-quoc Bản gốc Kiểm tra giá trị |url=
(trợ giúp) lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2011.[liên kết hỏng]|url lưu trữ=
(trợ giúp). TUANVIETNAM.NET. 15 tháng 8 năm 2010-niem-tin-va-dao-duc Bản gốc Kiểm tra giá trị |url=
(trợ giúp) lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2011.[liên kết hỏng]Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ta sinh ra c?? ????n gi??? c?? ????n ???? c?? ta tr?????ng th??nh b???i s??? h??i s??? h??i c??ng c?? r???i n??y t??i m???t khu??n m???t c??ng ch???c ?????ng nh??n nh???ng cu???c h???p r???c r??i ti??u ma bao ?? t?????ng xa xa tr???i m???t m??a b???nh ho???n b???nh ho???n c??ng c??...